Hóa thạch là gì? Quá trình hình thành hóa thạch như thế nào

Với nhiều người, hóa thạch là khái niệm không mấy xa lạ. Thế nhưng ngược lại, không phải ai cũng hiểu được hóa thạch là gì hay ý nghĩa của chúng. Để giúp bạn có cái nhìn rõ hơn, hãy cùng theo dõi nội dung bài viết hôm nay của chúng tôi nhé

I. Hóa thạch là gì?

hóa thạch là gì

Hóa thạch chính là vết tích của các sinh vật cổ đại còn lưu lại đến bây giờ

Hóa thạch là gì? Hóa thạch là những vết tích của các sinh vật thời cổ đại được lưu lại trong các lớp đất đá, lớp băng hoặc hổ phách. Các vết tích này có thể là dấu chân, xác sinh vật, răng, xương, móng…

Hiểu một cách đơn giản hóa thạch là gì thì đó là xác của các sinh vật thời cổ đại được bảo tồn đến nay dưới điều kiện thích hợp.

Những sinh vật từng sinh sống trên Trái Đất đã trải qua nhiều thời ký với các biến động, thay đổi của môi trường. Sau khi chết, các dấu vết hay xác của chúng là những chứng cứ được lưu giữ lại cho đến bây giờ. Những bộ phận thuộc phần cứng như xương, răng, móng… được bao bọc bởi các trầm tích và trải qua quá trình hóa thạch đã trở thành những bằng chứng của lịch sử.

II. Điều kiện hình thành hóa thạch

hóa thạch là gì

Để hình thành hóa thạch cần có 3 yếu tố cơ bản

Để hiểu rõ hơn hóa thạch là gì, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về điều kiện hóa hóa thạch. Theo nghiên cứu lịch sử, quá trình hóa thạch phải trải qua thời gian vô cùng dài và cần có 3 yếu tố cơ bản sau:

Bản thân vật hóa thạch: Hầu hết các sinh vật sống hay chết đều có thể hóa thành hóa thạch và phải có những bộ phận cứng, khó phân hủy như xương, răng…

Mẫu vật được bảo quản để tránh tác động của môi trường: Nếu như các phần cơ thể của sinh vật bị nghiền nát hoặc ăn mòn thì khả năng hóa hóa thách sẽ không thực hiện được.

Vật chất bảo quản: Sinh vật khi chết phải được chôn vùi hoặc bao phủ bởi những vật chất giúp cơ thể của chúng chống lại những điều kiện khắc nghiệt khiến nó bị phân rã. Xác những loài sinh vật sinh sống ở biển thường dễ hình thành hóa thạch, bởi khi chết xác của chúng lắng xuống đáy biển và bị cát phủ lấp. Cát trong những niên đại địa chất sau đó sẽ biến thành những trầm tích không làm tổn hại đến xác sinh vật.

III. Quá trình hình thành hóa thạch

hóa thạch là gì

Quá trình hóa hóa thành bắt đầu khi các sinh vật chết đi

Quá trình hóa hóa thành bắt đầu khi sinh vật chết và bị bao phủ bởi lớp trầm tích. Các loại trầm tích giúp bảo vệ cơ thể còn sót lại sau khi chết của sinh vật khỏi các yếu tố, vi khuẩn hoặc xói mòn. Điều này làm chậm quá trình phân rã và được bảo vệ trong hàng ngàn năm.

Trong thời gian này, các lớp trầm tích trở thành lớp đá cứng, có hình dạng của vật thể để bao phủ. Một thời gian sau, lớp đá cứng này bị nước xâm nhập và rửa trôi những phần còn lại của vật thể được bảo quản. Vì các lớp bao phủ khá cứng nên không bị sụp xuống khoảng trống nơi vật thể bị nước phân hủy. Các khoảng trống này tạo thành một khuôn tự nhiên của vật thể, giúp bảo tồn hình dạng bạn đầu của sinh vật. Đây là một kịch bản của quá trình hóa hóa thạch của sinh vật.

IV. Lịch sử nghiên cứu hóa thạch là gì?

Đến đây chắc hẳn nhiều bạn đã hiểu hơn về hóa thạch là gì cũng như điều kiện hình thành. Nhưng lịch sử nghiên cứu hóa thạch là gì? Theo những ghi chép của nhóm học giả người Hy Lạp cổ xưa, họ đã rất ngạc nhiên trước những di tích của cá, vỏ sò và các dạng sinh vật biển được tìm thấy ở trên núi hay sa mạc.

hóa thạch là gì

Lịch sử nghiên cứu hóa thạch trải qua nhiều giai đoạn và tranh cãi

Vào năm 450 TCN, nhà nghiên cứu Herodotus đã đề cập đến sa mạc Ai Cập và khẳng định rằng ở đây trước kia một phần bị bao phủ bởi Đại Trung Hải.

Năm 400 TCN, nhà nghiên cứu lịch sử Aristoteles cũng tuyên bố khái niệm hóa thạch là gì. Đó là do vật chất hữu cơ tạo thành, những hóa thạch bị ép vào trong tầng nham thạch là do có một tác động làm mềm trong vỏ đất gây ra.

Vào năm 350 TCN, người học trò của ông là Theophrastus cũng đưa ra một vài hóa thạch của các dạng sinh vật, nhưng ông lại cho rằng hóa thạch là do trứng và hạt của cây trong tầng nham thạch phát triển mà thành.

Trong giai đoạn đen tối của lịch sử thời trung cổ, con người đã có nhiều cách lý giải khác nhau về hóa thạch là gì? Theo đó, có người cho rằng hóa thạch là hiện tượng của thiên nhiên hoặc là sản phẩm do ma quỷ tạo ra. Chính những lời đồn này khiến việc nghiên cứu hóa thạch bị cản trở.

Đến đầu thế kỷ 15, khi kiến thức được phổ biến rộng rãi, con người biết tiếp thu những điều về hóa thạch, thì họ mới hiểu hóa thạch là gì? Hóa thạch chính là những tàn tích của các loài sinh vật trước kia. Tuy nhiên, thời điểm này vẫn còn xảy ra tranh cãi giữa các nhà khoa học và thần học.

hóa thạch là gì

Ngày nay, nghiên cứu hóa thạch trở thành lĩnh vực hấp dẫn

Phải đến thời kỳ Phục Hưng, Leonardo da Vinci đã đề cập đến khái niệm hóa thạch và cho rằng chúng là chứng cứ của các loại sinh vật cổ trước đây. Không chỉ vậy, lúc này mọi người đều tin rằng biển Địa Trung Hải trước đây đã bao phủ toàn bộ nước Ý. Vậy nên hóa thạch thường được phát hiện tại tầng nham trầm tích ngoài biển.

Đến cuối thế kỷ 18 và đầu 19 thì đã hình thành cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu hóa thạch và tạo ra một môn học mới.

V. Ý nghĩa của hóa thạch

Sau khi nắm được khái niệm hóa thạch là gì, bạn cũng nên biết hóa thạch có vai trò quan trọng trong nghiên cứu:

Hóa thạch cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa, phát triển của sinh giới. Con người có thể xác định được tuổi hóa thạch thông qua đồng vị phóng xạ. Trên cơ sở xác định được mối quan hệ loài và các thời kỳ của trái đất. Ví như, con người tiến hóa và phát triển từ loài vượn cổ…

hóa thạch là gì

Nghiên cứu hóa thạch giúp con người hiểu hơn về lịch sử của Trái Đất, loài người

Hóa thạch còn cho các nhà nghiên cứu biết được loài thực vật, động vật nào tồn tại trong niên đại, thời tiền sử hay nơi mà chúng sống. Không chỉ vậy, dựa vào hóa thạch, các nhà sinh vật học có thể xác định được loài động vật nào ăn thịt, loài nào sống cùng một lúc. Có thể thấy nếu không có hóa thạch, loài người sẽ chưa không thể hiểu hoàn chỉnh về lịch sử ban đầu của Trái Đất.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về hóa thạch là gì mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về thuật ngữ này cũng như có thêm kiến thức về lịch sử, hình thành hóa thạch cũng như của Trái Đất thời sơ khai, cổ đại. Đừng quên truy cập theo dõi website jo-78.com chúng tôi thường xuyên để không bỏ lỡ những thông tin hấp dẫn nhé.

You may also like...